Sổ tay bỏ túi – cuốn sổ không thể thiếu trong cuộc sống
Một cuốn sổ tay nho nhỏ để vừa túi áo hay một cuốn sổ tay bìa da đẹp đẽ trong túi xách vẫn không bao giờ là thừa. Những cuốn sổ tay bỏ túi thực tế chưa từng tạo nên một phong trào sử dụng, tuy nhiên nó cũng là điểm nhấn cho một người có gu ăn mặc nếu nó được thiết kế đẹp mắt. Giản dị và trầm lặng như chính bản thân nó, việc mang theo một cuốn sổ nho nhỏ trong túi đã từng là một thói quen của hầu hết nam giới và nữ giới; cho đến nay nhiều người vẫn giữ nguyên thói quen này.
Những mẫu sổ tay bỏ túi bìa da thật bán chạy nhất:
- Bìa da bọc sổ bỏ túi FieldNotes
- Sổ da thật gáy còng size A6
- Sổ tay Midori Traveler’s Notebook size nhỏ
Sổ tay bỏ túi – Vật bất ly thân của các doanh nhân thế giới
Ở châu Âu vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX, có những cuốn sổ tay không tên tuổi được nhiều nghệ sỹ tiên phong sử dụng như một công cụ đắc lực cho công việc sáng tác của họ. Những người nghệ sỹ này say mê thỏa sức sáng tạo ở mọi lúc mọi nơi – đặt bút lên cuốn sổ và viết hay vẽ bất cứ thứ gì từ cuộc sống đường phố hay trong các quán cafe, nắm bắt ngay tức thì những khoảnh khắc, ý tưởng và cảm xúc thoáng qua trong đầu.
Với những trí thức nổi tiếng, với trí óc siêu phàm và suy tưởng không ngừng, cuốn sổ tay bỏ túi sẽ hàng ngày liệt kê danh sách công việc phải hoàn thành hàng ngày, hàng tuần hay một khoảng thời gian nhất định là điều luôn luôn cần thiết.
Những doanh nhân nổi tiếng đã dùng sổ tay bỏ túi để làm gì?
Mark Twain
Vào thời điểm chưa phổ biến các phương tiện ghi chú hiện đại như điện thoại, máy tính, Macbook, những cuốn sổ tay nho nhỏ để lọt trong túi áo, túi quần luôn được các nhân vật trưng dụng bất cứ nơi đâu họ đến. Năm 1857, ở tuổi 21, nhà văn Mark Twain đã mua cuốn số tay đầu tiên khi tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby trên một tàu hơi nước trên sông Mississippi. Và ông Horace Bixby đã khuyên cậu học việc nên có một cuốn sổ tay nhỏ như một giải pháp để ông ghi nhớ những công việc được giao. Từ đó, những cuốn sổ tay nhỏ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Mark Twain.
Benjamin Franklin
Là một trong những “người đỡ đầu” của nước Mỹ là một thí dụ tuyệt vời về việc sử dụng sổ tay hàng ngày để khuyến khích bản thân tự hoàn thiện. Ông bắt đầu gắn bó với các cuốn sổ tay bỏ túi ở tuổi đôi mươi nhằm tìm ra mục tiêu cao cả của sự hoàn hảo về đạo đức. Benjamin Franklin từng trình bày chi tiết trong sổ tay các kế hoạch xếp hạng gồm 13 cột cho 13 đức tính quan trọng như sạch sẽ, điều độ và hàng ngày theo dõi sự tiến bộ của mình trên một biểu đồ. Franklin cũng thiết lập những thói quen hàng ngày hết sức nghiêm ngặt, bao gồm thời gian cho phép để ngủ, ăn uống và làm việc. Vào cuối ngày, ông đánh giá bản thân bằng một dấu chấm vào đức tính mình đã không hoàn thành. Cuối tuần, ông xếp hạng đức tính tốt nhất trên cùng bảng xếp hạng và bắt đầu lại quá trình thêm một lần nữa. Cuối cùng, nhà chính trị cấp cao có hắn một tập sách quý báu về quá trình tôi rèn bản thân.
Alexis de Tocqueville
Đây một chính trị gia nổi tiếng của nước Pháp, tác giả của những khảo luận kinh điển về hệ thống chính trị của Mỹ đã ghi hết 15 cuốn sổ tay nhật ký hàng ngày trong chuyến du khảo hai năm tới Mỹ và Canada. Ông đã tạo ra những cuốn sổ tay bằng cách gấp giấy và khâu chúng lại với nhau.
George S. Patton
Ông một danh tướng Mỹ, một nhà chiến lược kỳ tài được cả thế giới biết đến, một phần do kỷ luật sắt mà ông đề ra đã có thói quen ghi chép hàng ngày từ năm thứ hai đại học tại West Point. Nguyên nhân là năm đầu đại học, ông đã phải luôn vật lộn với chứng khó đọc và kém cỏi trong môn toán. Từ đó, những cuốn sổ tay bỏ túi bìa da luôn là vật bất ly thân của George S. Patton.
Thomas Jefferson
Cố Tổng thống của nước Mỹ – Thomas Jefferson luôn mang theo một loạt các công cụ đo thời tiết như nhiệt kế, la bàn khảo sát và bản đồ. Sổ ghi chép của Thomas Jefferson được kết lại từ những thanh ngà voi. Các phép đo được ghi lại bằng bút chì và buổi tối được ghi lại trong bảy cuốn sổ theo bảy chủ đề khác nhau. Sau đó, Thomas Jefferson lại xóa sạch các ghi chú trên ngà voi để bắt đầu ghi lại nhật ký của ngày mới.
George Lucas
Nhắc đến George Lucas là nhắc đến loạt phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) nổi danh. Thời gian viết kịch bản cho siêu phẩm này, ông giam mình trong phòng 8 giờ mỗi ngày. Nếu có dịp ra ngoài, vị đạo diễn nổi tiếng luôn mang theo cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép lại những ý tưởng bất chợt nảy ra. Trong quá trình, George Lucas cũng kè kè cuốn sổ báu vật của mình để chớp nhanh những thủ thuật, một cái tên nhân vật.
Ngoài ra còn rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác như: Charles Darwin, Ludwig van Beethoven, Ernest Hemingway…đều luôn mang theo bên mình cuốn sổ tay nhật ký để ghi chép lại những cảm hứng sáng tạo. Hầu hết mọi người đều nhanh chóng nhận thấy ích lợi to lớn từ những cuốn sổ tay bỏ túi. Không chỉ nhà văn hay họa sĩ mới có nhu cầu ghi chép lại, tất cả mọi người với nhiều ngành nghề khác nhau đều nên sở hữu một vài cuốn sổ tay với nhiều mục đích cần thiết khác nhau. Nhìn lại lịch sử sử dụng của nó, chúng ta có thể nhận ra một điều, rằng sổ tay đi cùng con người trên mọi bước đi trong cuộc đời.